Lễ hội cầu ngư tại Bình Định
Bình Định là một tỉnh có diện tích biển khá rộng. Nên người dân tận dụng nguyên liệu biển có sẵng làm nghề chính. Nhờ vậy mà nghề đánh bắt này trở thành nghề truyền thống cha truyền con nối. Hằng năm lễ hội cầu ngư tại Bình Định là lễ hội gắn liền với ngư dân các vùng ven biển. Để cầu cho mưa thuận gió hoà, tàu ra khơi đánh bắt gặp nhiều may mắn, tôm cá đầy ghe. Hầu hết các vùng ven biển như Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước… đều tổ chức lễ hội cầu ngư.
Lăng Nam Hải, do các ngư dân ở các vùng chài lập ra để thờ phụng cá Ông (cá voi). Dân chài đi biển nhiều lúc gặp gió to sóng dữ, thì thường có Cá Ông cứu nạn, dìu tàu cho khỏi bị sóng đánh, ngư dân xem đây là sự che chở của Nam Hải Thần Ngư

Và hễ nhân dân làng chài thấy cá voi mắc cạn thì lập tức tập trung toàn bộ dân làng chài ra cứu nạn, nếu cá Ông chết thì tiến hành làm lễ an táng cá voi, lễ hội Cầu Ngư đã có từ rất lâu đời, thông qua lễ hội, ngư sân bày tỏ niềm kính tín, chiêm tượng thần linh, cầu nguyện cho mưa thuận gió hoà.
Người đứng chủ lễ hội cầu ngư tại Bình Định phải là người cao tuổi và có uy tín nhất trong vùng, lễ cúng được chuẩn bị rất kĩ, nhất là người đứng chủ lễ. lễ hội được diễn ra ba ngày đêm với nhiều nghi thức và các lễ khác nhau.

Đây cũng là dịp để nhân dân trong vùng sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Lễ hội góp phần giải toả tâm lí tinh thần của người ngư dân. Đây cũng là nét đẹp văn hoá của nhân dân làng chài. Mỗi năm, du khách có thể ghé thăm và tham dự các sự kiện lễ hôi; để có thể hiểu biết thêm về cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân làng chài